Hé lộ 3 cách đơn giản giúp đẩy lùi hôi miệng hiệu quả

Hôi miệng là một triệu chứng khá phổ biến thường gặp hiện nay, gây mất tự ti, thậm chí căng thẳng, ảnh hưởng đến giao tiếp rất nhiều,…Nếu hôi miệng đang làm phiền cuộc sống của bạn, hãy cùng tìm hiểu ngay bí quyết đơn giản giúp đẩy lùi hôi miệng hiệu quả dưới đây.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng hôi miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình khiến họng có mùi hôi.

Vệ sinh răng miệng kém sạch

Thường xuyên vệ sinh răng miệng không kỹ, các thức ăn dư thừa có mùi vẫn còn bám lại trên răng như hành, tỏi, phomai,…tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Ngoài ra, những thức ăn dư thừa này có thể tạo ra những phản ứng hóa học với một số chất có trong nước bọt ở khoang miệng trong thời gian dài, từ đó có thể tạo thành mùi hôi.


Vệ sinh răng miệng kém có thể gây hôi miệng

Mắc bệnh lý về răng miệng

Theo các chuyên gia gặp phải một số bệnh lý có liên quan đến răng miệng sau cũng có thể mắc phải tình trạng hôi miệng như:

Sâu răng và mắc các túi sâu từ bệnh nướu răng khiến vi khuẩn hôi miệng có thêm chỗ ẩn nấp trong miệng, gây khó khăn trong việc có thể loại bỏ bằng cách đánh răng hoặc làm sạch giữa hai hàm răng. Từ đó, có thể làm tình trạng hôi miệng xuất hiện.

Nhiễm trùng miệng, mũi, họng: Khi mắc phải các vấn đề về mũi, xoang và họng do nhiễm khuẩn, có thể làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại răng phát triển, tạo nên mùi khó chịu.

Khô miệng: Nước bọt đóng vai trò quan trọng đối với răng miệng và hơi thở, giúp loại bỏ thức ăn thừa không mong muốn khỏi miệng của bạn, giúp ngăn ngừa sâu răng và nhiễm trùng. Khi bạn bị khô miệng, cơ thể sẽ không tiết ra đủ nước bọt dẫn đến tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh, làm hơi thở có mùi có thể xuất hiện kèm cùng với một số hiện tượng khác như khát nước, khô môi, khô họng.

Một số nguyên nhân khác

Nhiều người nghĩ rằng mắc phải chứng hôi miệng thì phải thường có liên quan đến một số vấn đề gì đấy về miệng. Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn như vậy, nếu gặp phải một số bệnh lý sau cũng có nguy cơ mắc phải vấn đề hôi miệng.

Bệnh lý dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày cùng với acid dịch vị có thể bị trào ngược lên thực quản, miệng. Dẫn đến gây bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, làm vi khuẩn có điều kiện phát triển.

Viêm loét dạ dày sẽ làm cho thức ăn chậm tiêu hóa, gây tồn đọng trong dạ dày, sau đó lên men tạo mùi, dẫn tới hơi thở có mùi khó chịu.

Bệnh đường hô hấp

Viêm họng: Là một trong những bệnh về đường hô hấp trên thường gặp do nhiễm virus, vi khuẩn. Khi viêm họng hệ hô hấp thường có xu hướng bài tiết nhiều dịch đờm, nếu dịch đờm này ứ đọng tại cổ họng có xu hướng đặc quánh dần theo thời gian, đồng thời giảm lượng nước bọt tiết ra từ đó có thể gây ra mùi hôi trong khoang miệng.

Hút thuốc lá: Thường xuyên sử dụng thuốc lá không chỉ tàn phá cơ thể mà còn tàn phá hơi thở của bạn. Những người hút thuốc cũng có nhiều khả năng mắc phải các bệnh nướu răng, điều này cũng có thể gây ra chứng hôi miệng.

Bài viết liên quan